Thứ hai, 22/10/2012, 02:11 GMT+7
Những môn học phổ biến của ngành Đồ họa.
1. Rough/Story board: Rough là những bản vẽ của một bộ ảnh hay một đoạn film trước khi được thực hiện.
Những bản vẽ này phải truyền tải chính xác ánh sáng, góc quay, trọng tâm khung hình, bối cảnh xung quanh, biểu cảm nhân vật… của bộ ảnh hay đoạn film đó, giúp khách hàng hình dung được concept của chúng và duyệt lại mọi chi tiết trước khi thực sự bắt tay vào quay film hay chụp ảnh. Bản vẽ rough sử dụng kĩ thuật vẽ màu bằng bút phớt, trên một loại giấy chuyên dụng chỉ dành riêng cho màu phớt, gọi là giấy lay-out. Trong hai năm, bạn sẽ học kĩ thuật vẽ, năm hai ko chỉ rèn kĩ thuật mà còn học cách tự xây dựng ý tưởng và concept cho những shot ảnh hay film.
2. Infographic: Môn học này giúp mình học được một số kĩ năng căn bản về ảnh số, trong đó những chương trình trọng tâm là Adobe Photoshop, Adobe Indesign, Adobe Illustrator. Ngoài ra năm cuối còn được học những kiến thức căn bản về Flash và Dreamweaver.
3. Illustration: Vẽ minh họa. Kĩ năng được học chủ yếu là vẽ màu acrylic, sinh viên có thể lựa chọn từ cách vẽ minh họa theo phong cách manga hay hoạt hình đến cách vẽ tả thực hoặc tượng trưng, tùy theo từng đề tài được cho.
4. Dessign: Hình họa. Một môn học thể hiện qua việc vẽ bằng chì hoặc than, giúp sinh viên hiểu về ánh sáng, bố cục, chất liệu, hình thể cũng như phát triển khả năng tư duy không gian (perspective).
5. Photography: Nhiếp ảnh. Nhiếp ảnh vốn là một ngành rộng lớn, để hỗ trợ cho công việc Đồ họa thì ở đây sinh viên chỉ học những kĩ thuật căn bản nhất nhằm cho ra đời những bức ảnh gọn gàng, sạch sẽ, truyền tải chính xác màu sắc và chi tiết của đối tượng hay đồ vật được chụp.
Tìm hiểu chung về ngành đồ họa truyền thông
6. Volume/Maquette: Mô hình, đại khái yêu cầu sinh viên thiết kế, cắt dán và dựng mô hình. Mô hình có thể là quyển sách pop-up, một khay trưng bày giới thiệu sản phẩm (nước hoa, kem dưỡng da, giày dép…), một khung cửa kính boutique (cửa hàng), hay một gian hàng triển lãm ở hội chợ.
7. Prépresse: Căn bản về in ấn và những quá trình chuẩn bị trước khi in.
8. History of the Arts/Graphic (Histoire de l'Art - Histoire du Graphisme - Culture Pub): Năm đầu bạn sẽ được học về lịch sử Mỹ thuật, năm thứ hai kế tiếp với lịch sử Đồ họa và năm ba là Văn hóa quảng cáo – một môn học hướng dẫn sinh viên cách phân tích ngữ cảnh, ý nghĩa cũng như concept của các chiến dịch quảng cáo).
9. English: Tiếng Anh chuyên ngành Đồ họa và Marketing.
10.Graphic: Môn học rất hữu ích, giúp mang lại cho sinh viên những kiến thức căn bản và tổng quát về ngành Đồ họa: từ học về dàn trang, thiết kế, sắp xếp và sử dụng font chữ đến hiểu về thương hiệu, sáng tạo bộ nhận diện thương hiệu; thiết kế poster quảng cáo, tuyên truyền; thiết kế bao bì sản phẩm… Ở môn này giáo viên hoàn toàn ko dạy về kĩ năng mà chỉ chú trọng vào việc thúc đẩy sáng tạo, xây dựng ý tưởng và phát triển gu thẩm mỹ ở mỗi sinh viên. Tuy vậy, để hoàn thành tốt đồ án của môn này thì cần phải vận dụng hết những kĩ năng học được ở những bộ môn trên.
Tất nhiên mỗi khóa học Đồ họa sẽ có những môn học khác nhau, tuy nhiên những kiến thức và kĩ năng mà các sinh viên nhận được từ các môn học trên là vô cùng cần thiết cho một nhân viên thiết kế đồ họa khi ra trường. Chính vì thế, hãy tự trang bị cho bản thân những điều còn thiếu để có một sự trang bị vững chắc trước khi bước chân vào thế giới làm việc chuyên nghiệp.