TP Hồ Chí Minh
0906 710 608 - 
0906 720 608

TP Đà Nẵng
0905.756.099

Ngôn ngữ

Săn học bổng giao lưu

Chủ nhật, 05/02/2012, 20:22 GMT+7

Học bổng giao lưu ngắn hạn (fellowship) rất phù hợp với những người đã đi làm. Chương trình có thể kéo dài một hoặc vài tháng. Nhiều người nói vui rằng du học ngắn hạn là hình thức vừa học vừa du lịch.


Các chương trình fellowship thường được mô tả là những cơ hội tuyệt vời đến với những người muốn có một khoảng nghỉ giữa những tháng ngày bận rộn với công việc.

Làm mới mình

Trước khi lấy học bổng Chevening sang Anh học thạc sĩ về truyền thông, Hạnh Nguyên (hiện là biên tập viên của một tờ báo lớn tại TP.HCM) đều có những chuyến du học ngắn hạn ở các nước vào kỳ hè mỗi năm. Năm đầu tiên, Hạnh Nguyên đoạt học bổng của Viện Báo chí Quốc tế IIJ sang Đức học hai tháng. Toàn bộ chi phí cho khóa học đều do cơ quan này tài trợ. Những năm tiếp theo, chị đều săn các học bổng dạng này để thực hiện ước mơ của mình là mỗi năm phải đặt chân đến một quốc gia mới. Sau những chuyến đi này, Nguyên đã giành được học bổng thạc sĩ Chevening của Bộ Ngoại giao Anh.

Hạnh Nguyên cho biết công việc hằng ngày có thể làm con người ta bị nhàm chán nên mỗi năm chị đều tranh thủ “nghỉ phép” bằng các chuyến đi như vậy. Có thể các chương trình fellowship ở nước ngoài sẽ là mục tiêu hướng đến để làm mới con người mình.

Các chương trình fellowship thường được các đơn vị tổ chức công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên các trang web. Đây là những chương trình hoạt động nhờ sự hảo tâm của các tổ chức, cá nhân trên khắp thế giới, với mục tiêu cải thiện, thay đổi cuộc đời của các cá nhân, cộng đồng khắp nơi trên thế giới hay tạo ra những xu hướng mới.


Các chương trình fellowship được ví như những chiếc cầu vàng để bạn đi tới vùng đất mới. Ảnh: Văn ThÀnh

Đa số các chương trình sẽ diễn ra ở những nước phát triển. Tùy vào từng chương trình và mục tiêu tham gia của bạn, bạn có thể chọn lựa cho mình lịch trình phù hợp. Bạn có thể thông qua một tổ chức ở nước phát triển, bạn đến quốc gia đang phát triển để tìm hiểu và nghiên cứu cho đề tài của mình.

Đài thọ toàn bộ chi phí

Thông thường tiêu chuẩn để được các tổ chức chọn bạn tham gia các chương trình bao gồm:

1/ Bạn là người đặc biệt hơn so với đa phần những người khác. Ví dụ như khả năng chuyên môn tốt, có tiềm năng lãnh đạo hay tố chất gây ảnh hưởng tới người khác.

2/ Ngoài khả năng chuyên môn tốt, ban lựa chọn sẽ đánh giá tiềm năng đóng góp của bạn vào cộng đồng nghề nghiệp hay cộng đồng nói chung của bạn. Bởi vậy, nỗ lực nổi bật trong lĩnh vực bạn đang hoạt động sẽ có lúc đem lại rất nhiều thuận lợi. Nhưng không phải ai cũng khẳng định mình tốt, mình giỏi, bởi vậy việc tự tin và chủ động tìm hiểu để đăng ký tham gia chương trình là điều cần thiết.

 
Thành viên tham gia một khóa fellowship ở Mỹ đến thăm trụ sở Facebook tại California.

Việt Nam là nơi được nhiều chương trình để mắt tới để chọn người trao học bổng hay mời tham gia các chương trình fellowship. Ngoài việc hoàn thành các thủ tục như làm hồ sơ, viết tuyên bố cá nhân, bạn cần chuẩn bị khả năng tiếng Anh tốt để trả lời phỏng vấn, sắp xếp thời gian tham gia chương trình, đôi khi bạn cũng cần chuẩn bị một phần tài chính nhỏ để đóng góp trong trường hợp tác mà bên tổ chức yêu cầu. Các chương trình fellowship thông thường sẽ đài thọ toàn bộ chi phí nhưng cũng có những trường hợp đặc biệt yêu cầu người tham gia trả tiền một phần để chứng minh sự cam kết và nghiêm túc tham gia chương trình, cũng như chia sẻ gánh nặng tài chính với bên tổ chức.

Một chương trình fellowship có nhiều khả năng sẽ thay đổi toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của bạn. Trong chương trình, lợi ích trước tiên là bạn sẽ cập nhật thông tin, kiến thức mới, có thể liên quan tới chuyên môn hoặc mang tính chung chung về xu hướng xã hội. Bạn sẽ nạp một lượng kiến thức mới, làm trí óc như được tỉnh ra khi tiếp nhận những điều khác ngày thường. Bạn sẽ có thời gian hoạt động kết nối các mối quan hệ phục vụ công việc vốn rất cần thiết. Bạn sẽ tìm được những người bạn mới tâm đầu ý hợp. Bạn cũng có dịp tìm hiểu về những con người, vùng đất mới, tìm hiểu tập tục văn hóa mới. Đó là những yếu tố giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân mình.

Một số trang web cung cấp các chương trình fellowship

● Quỹ xã hội mở: http://www.soros.org.

● Rotary International: http://www.rotary.org (hòa bình và giải pháp ngăn chặn xung đột/ phòng ngừa bệnh tật/ nước sạch và vệ sinh/ chăm sóc trẻ em và phụ nữ có thai/ giáo dục cơ bản và xóa mù chữ/ phát triển kinh tế và cộng đồng).

● Quỹ Nippon: http://www.nippon-foundation.or.jp/eng/worldwide/scholarship/index.html

● Unesco: http://portal.unesco.org/en/ev.php-URL_ID=17616&URL_DO=DO_TOPIC&URL_SECTION=201.html

● ĐH Harvard: http://www.radcliffe.edu/fellowships/apply.aspx

● Chương trình Hubert H. Humphrey:http://humphreyfellowship.org/

● Quỹ Ford:http://sites.nationalacademies.org/pga/fordfellowships/

● Bạn cũng có thể liên lạc với các đại sứ quán, lãnh sự quán đại diện của các quốc gia ở Việt Nam để tìm hiểu thêm về các chương trình fellowship của họ hoặc xem trên website của các cơ quan này.

 
 
Theo Pháp Luật

Người viết : Admin

Giới hạn tin theo ngày :