Thứ tư, 28/09/2011, 21:35 GMT+7
Hiện nay, việc học sinh thường sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và tin nhắn để giao tiếp với nhau đã trở nên phổ biến tại trường học khắp cả nước Mỹ.
Các cụm từ tiếng lóng như là IDK (i donnt know), SMH (shaking my head), và BTW (By the way) được sử dụng phổ biến trong các bài tập của học sinh, sinh viên, điều này đã làm cho một số giáo viên lo ngại không biết làm cách nào để hạn chế những vấn đề đang dấy lên gần đây.
Ông Terry Wood, một giáo viên ngoại ngữ trường trung học ST. Mary’s Ryken ở thị trấn Leonard, Maryland đã nhận thấy “sự xuống cấp trầm trọng” trong các hành văn của học sinh mình là do ảnh hưởng từ các trang mạng xã hội Facebook, Tweeting, và công nghệ nhắn tin. Là một giáo viên thâm niên 10 năm trong nghề, Ông nhận thấy rằng “ Hiện nay học sinh không muốn sử dụng từ viết hoa trong văn bản hay dùng dấu chấm câu thậm chí trong cả thư điện tử gửi thầy cô giáo hay trong bài tập gửi giáo viên, các chữ dài hơn một âm tiết thì giờ viết tắt thành một”
Theo cuộc khảo sát với 700 học sinh từ lứa tuổi 12-17 của dự án nghiên cứu “Chỗ đứng của Internet và đời sống người Mỹ”, 85% trả lời là sử dụng công cụ điện tử để giao tiếp qua tin nhắn hay các trang mạng xã hội. Lớn lên trong thế giới công nghệ, học sinh trung học không ý thức được họ đang sử dụng thứ ngôn ngữ bị cắt gọt quá nhiều trong lớp học.
Một giáo viên thâm niên ở trường Maine South High School ở Park Ridge, Alice Sakowicz cho rằng “Học sinh thậm chí không nhận ra họ đang làm gì.”. Khi chúng ta sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội chúng ta thường không nghĩ nhiều về vấn đề phải đánh vần chữ như thế nào cho đúng, và dần dần, chúng được thay thế trong lớp học một cách tự nhiên. Trên thực tế, theo nghiên cứu đã đươc báo cáo, đến 64% học sinh đều sử dụng các từ tiếng lóng địa phương khi nhắn tin hay khi dùng mạng xã hội. Nhưng vấn đề không kết thúc ở đây vì ngay cả các giáo viên trẻ cũng nhìn thấy điều đó nhưng gần như “lờ” đi. Bà cho rằng: cũng không phải các em thích nó mà dường như mong đợi điều đó. Những giáo viên nhiều tuổi và không mấy quen với các thiết bị truyền thông thì thực sự cảm thấy khó chịu với những biến đổi ngôn ngữ theo chiều hướng này.
Trong khi một số người biện hộ trào lưu này đơn giản là cuộc cách mạng về ngôn ngữ, thì giáo sư Chad Dion Lassiter chuyên nghiên cứu về quan hệ chủng tộc của trường ĐH Pensylvania, thi xem như đó là “ sự xuống dốc của văn hoá”. Lassiter hiện đang phụ trách chương trình học thuật cho học sinh trung học ở Philadelphia và ông nhận thấy “các chuẩn mực giao tiếp đang bị phá vỡ”. Ông cho rằng “Chúng ta hãy nhìn vào một số kỹ năng viết và điều tôi nhận thấy là việc giao tiếp có vấn đề là do nó bị giới hạn quá nhiều. Vấn đề là ở người lớn, chúng ta nên hướng người lớn cùng làm việc với thế hệ trẻ và trông chừng chúng một cách có trách nhiệm.
Mr Lassiter cho rằng khi thời điểm việc sử dụng tiếng lóng ngày càng phổ biến trong giới học đường thì các trường đại học đang phải tiếp nhận những bài thi đầu vào mà họ chưa từng thấy trước đây.
Ông còn nói rằng, nhiều đồng nghiệp chia sẻ với tôi là họ gặp phải rất nhiều bài viết của học sinh thấm đẫm văn hoá công nghệ, lược bỏ câu từ, văn viết như văn nói. Sau khi đọc được vài câu đầu, họ đã gạt sang một bên.
Bà Martha Allman, trưởng khoa đầu vào trường ĐH Wake Forest nói: học sinh cần được nhấn mạnh rằng thời điểm đang học trung học là nền tảng thể hiện khả năng giao tiếp trong tương của họ ở trường ĐH. Tôi cảm nhận là hoc sinh rõ ràng nhận thấy được sự khác biệt giữa việc giao tiếp xã hội và việc viết bài luận ở truờng ĐH.
Có một biện pháp không chắc chắn lắm là liệu các giảng viên đại học có chấp nhận sự thay đổi xã hội về ngôn ngữ này hay là những sinh viên tương lai cần phải suy nghĩ và quan sát thứ ngôn ngữ mà họ sử dụng. Các trường ĐH sẽ phải tiếp tục có trách nhiệm tìm ra được sự thích ứng, hài hoà trong quá trình tiếp nhận học sinh. Giáo dục là sự thích ứng đến một trình độ nhất định. Một học sinh thông minh, có giáo dục tốt sau khi rời trường sẽ có khả năng thích ứng cao. Em nào không thích ứng được sẽ không được chấp nhận.
Một khi quan điểm, lập trường của các giảng viên đại học về vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng lóng trong học sinh còn bó hẹp, thì tương lai chưa thể có gì rõ ràng trong khi đó ngày càng nhiều thế hệ học sinh lớn lên trong thế giới công nghệ tràn ngập ngôn ngữ tiếng lóng.
Bà Sakowicz, giáo viên trường trung học cho hay, học sinh lớp 4 lớp 5 đã sử dụng nhắn tin, tham gia facebook hay Twitter, lên trung học thì càng tăng dần lên. Đối với học sinh, sinh viên trong tương lai, họ lớn lên cùng với những ngôn ngữ này.
Lê Minh (SSDH) – Theo U.S News