, 07/12/2024, 05:54 GMT+7
Chúng ta biết rằng so với nhiều quốc gia khác trên thể giới, Hoa Kỳ có thị trường việc làm mạnh mẽ nhất cho sinh viên quốc tế. Nếu bạn nghe ai đó nói rằng ở Mỹ không có đủ việc làm thì đó chưa phải là sự thật đâu. Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và nhờ vậy số lượng việc làm rất dồi dào. Hàng năm có khoản 140,000 visa làm việc được cấp ra bởi chính phủ Hoa Kỳ (theo U.S. DEPARTMENT of STATE - travel.state.gov).
Nếu bạn bạn sắp cầm tấm bằng tốt nghiệp, muốn xin ở lại làm việc, bạn có thể chọn các cách tôi nêu ra sau đây để ở lại và làm việc lâu dài tại Mỹ.
Đầu tiên, hãy hoàn thành chương trình học của bạn với điểm số tốt. Sau khi tốt nghiệp, du học sinh với thị thực F-1 có thể nộp đơn xin OPT (Đào tạo thực tế tùy chọn). Về cơ bản, đây là loại giấy phép lao động tạm thời. Cho phép bạn làm việc trong lĩnh vực học tập của mình trong tối đa 12 tháng với các ngành học kinh tế và xã hội v.v... Sinh viên học trong các lĩnh vực STEM (khối ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) sẽ có thể đủ điều kiện gia hạn thêm 24 tháng, tổng cộng là 36 tháng được phép làm việc tại Mỹ.
Sau khi visa OPT của bạn được cấp, bạn phải tìm việc làm. Hãy nhớ rằng việc làm của bạn phải liên quan đến chuyên ngành học trong thị thực F-1 của bạn.
H-1B là thị thực không định cư cấp cho du học sinh tốt nghiệp quyền làm việc tạm thời trong các ngành nghề có kỹ năng cao. Người nộp đơn xin H-1B phải có kiến thức chuyên môn và bằng cử nhân trở lên hoặc tương đương.
Trong thời gian làm việc với visa OPT, bạn cần yêu cầu người sử dụng lao động nộp đơn xin H1B. Đảm bảo rằng người sử dụng lao động của bạn đã được xác minh điện tử (E-verified). Nếu không, bạn sẽ không đủ điều kiện để nhận H1B.
Quy trình nộp đơn bao gồm thư mời làm việc từ một người sử dụng lao động tại Hoa Kỳ có thể tài trợ cho thị thực. Thông thường, sinh viên tốt nghiệp khối STEM (các ngành như khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin.) sẽ có nhu cầu tuyển dụng cao hơn. Do đó, nếu bạn muốn làm việc tại Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian dài hơn sau khi lấy bằng đại học hoặc thạc sĩ, hãy học các ngành thuộc STEM.
Visa H1B được chọn bằng quay số, nếu may mắn, bạn sẽ được chọn vào năm đầu tiên. Nếu không, bạn sẽ có thêm 2 cơ hội nữa. Rất ít người không gặp may đến ba lần.
Bây giờ, khi bạn có visa H1B, bạn sẽ được ở lại Mỹ làm việc trong trong 6 năm.
Nhiều sinh viên chọn tiếp tục việc du học bằng cách đăng ký vào các chương trình sau đại học. Điều này có thể kéo dài thời gian lưu trú tại Hoa Kỳ của họ bằng thị thực F-1.
► Bấm xem video: 7 Cách Ở Lại Hoa Kỳ Sau Khi Du Học
Du học sinh có thể xem xét thay đổi tình trạng thị thực của mình sang một loại khác, chẳng hạn như thị thực theo diện bảo lãnh định cư gia đình nếu họ có người thân là công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân.
Một số sinh viên quốc tế có thể tự khởi nghiệp tại Mỹ và nộp đơn xin thị thực dành cho doanh nhân, chẳng hạn như thị thực nhà đầu tư E-2, nếu họ đáp ứng các yêu cầu về đầu tư.
L-1 là dạng thị thực không định cư. Visa này dành cho những sinh viên tốt nghiệp có việc làm bên ngoài Hoa Kỳ và được chuyển đến Hoa Kỳ làm việc. Visa này cũng cho phép một công ty nước ngoài chuyển một giám đốc điều hành hoặc quản lý đến Mỹ để thành lập một văn phòng tại đất nước này.
Như vậy, các loại thị thực từ điểm 1 đến điểm 6 đều là loại visa chỉ cho phép bạn ở lại Hoa Kỳ với tư cách tạm thời. Bạn sẽ không được phép bạn ở lại vĩnh viễn. Nếu bạn muốn ở lại Hoa Kỳ vĩnh viễn, bạn cần phải có Thẻ xanh.
Người sở hữu thẻ xanh hoặc thường trú nhân hợp pháp được phép làm việc và sinh sống tại Mỹ vĩnh viễn. Để có được thẻ xanh, bạn phải hội các đủ điều kiện. Một số du học sinh có thể xin thẻ xanh thông qua việc làm nếu chủ lao động của họ sẵn sàng bảo lãnh cho họ ở lại làm việc. Quá trình này thường trải qua bước, bao gồm chứng nhận lao động (labor certification) và nộp đơn I-140.
Khi bạn có visa H1B, bạn có quyền làm việc trong 6 năm. Trong khung thời gian đó, bạn phải nộp đơn xin Thẻ xanh. Sau khi I-140 của bạn được chấp thuận, bạn có thể gia hạn thị thực H1B của mình dài hơn 6 năm.
Ngoài ra, người phối ngẫu phụ thuộc của bạn (dependent spouse) sẽ nhận được Thẻ EAD và có thể làm việc tại Hoa Kỳ. Sau đó, bạn đợi để nộp I- 485 và tiếp tục chờ trong vài năm. Cuối cùng, bạn sẽ nhận được thẻ xanh. Khi bạn có thẻ xanh, bạn có thể nộp đơn xin nhập tịch sau vài năm. Lúc này thì tùy thuộc vào chính bạn.
Có nhiều loại chương trình khác nhau mà bạn có thể nộp đơn xin thẻ xanh, cụ thể là:
Mỗi lựa chọn đều có các yêu cầu, mốc thời gian và quy trình nộp đơn cụ thể, vì vậy, sinh viên cần tham khảo ý kiến của luật sư di trú hoặc văn phòng sinh viên quốc tế của trường để được hướng dẫn phù hợp với hoàn cảnh của mình.
Chúc bạn sức khoẻ và hẹn gặp lại các bạn trong các chủ đề lần sau!
===================
• Các trường hệ phổ thông cơ sở và phổ thông trung học Mỹ
===================
** Quý khách có thắc mắc, câu hỏi về du học, du lịch vui lòng liên hệ để được tư vấn sớm nhất:
► Đăng ký tư vấn miễn phí: Bấm vào đây
===================
Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Công Ty Du Học Hoàng Kim Phát
Hotline: 0906270608/ 0906720608 (Tp HCM) / 0905756099 (Tp Đà Nẵng)
Email: info@hkpsedu.com
Website: www.hkpsedu.com
Fanpage: Du Hoc HKPS Edu
Youtube: Du Học Hoàng Kim Phát
Pinterest: HKPS EDU
Đọc thêm:
Làm thêm khi du học Mỹ - 4 điều du học sinh quốc tế cần biết rõ
Du học Mỹ: 9 Điều cần thiết khi phỏng vấn visa Mỹ
Video: 11 Việc làm lương cao nhất Mỹ và Học ngành nào để đạt được