Friday, 18/05/2012, 00:07 GMT+7
Cho đến giờ tôi vẫn còn nhớ như in bài học giao tiếp tiếng Anh thời cấp 2 đã đưa tôi tới làm quen với hình ảnh của nước Anh. Những từ ngữ thật xa lạ nhưng đã ăn sâu vào trong tiềm thức của tôi tự thuở nào. Hình ảnh nước Anh với tôi ngày ấy thật mờ nhạt, hiểu biết của tôi về Anh chỉ là thành phố London,
nữ hoàng Elizabeth, công nương Diana, thám tử Sherlock Holmes và chiếc xe buýt 2 tầng. Lớn lên một chút, tôi lại có cơ hội tăng thêm vốn hiểu biết của mình qua những giai điệu bất hủ của nhóm the Beatles, Elton John, với những tác phẩm của Shakespeare, Charles Dicken được dịch sang tiếng Việt, và cả qua các bản tin tức thời sự truyền hình. Chỉ đến khi vào đại học và làm quen với môn Văn Hoá Anh, tôi mới được thả sức mà tìm hiểu về đất nước thú vị này qua những dự án nghiên cứu khoa học làm chung với cô giáo. Tôi luôn thầm cảm ơn cô đã tạo cơ hội cho mình được đắm mình trong chân trời hiểu biết mới, cùng trải nghiệm qua dòng lịch sử đầy biến cố của Anh quốc, khám phá những phong tục, tập quán lễ nghi của nền văn hoá Anglo Saxon vốn tiêu biểu cho giao tiếp trong thế giới đương đại một thời. Cũng có lúc tôi cảm thấy rất ngán ngẫm khi phải đọc những đoạn dài lê thê về nền chính trị phức tạp của Anh, những cuộc tranh cãi về vấn đề cải tổ và cả những cuộc xung đột. Tất cả những điều đó đều góp phần hoàn thiện bức tranh về Anh quốc mà tôi hình dung trong trí tưởng tượng của mình. Tuy nhiên bức tranh ấy chỉ còn thiếu mảnh ghép duy nhất: sự trải nghiệm thực tế.
In front of Greenwich Maritime Museum
Quyết định sang Anh du học năm 2004 của tôi không chỉ làm mọi người ngạc nhiên mà cũng khiến ngay bản thân tôi bất ngờ vì giáo dục Anh vẫn còn khá xa lạ với học sinh Việt Nam dù cho truyền thống giáo dục của đất nước này đã nổi tiếng qua hàng trăm năm với những tên tuổi của Oxford, Cambridge, Darwin, Newton, Stephen Hawking v.v… Hơn nữa chi phí vô cùng đắt đỏ ở Anh cũng khiến cho bao người từ bỏ ý định sang đây du học. May mắn thay, được sự động viên của bạn bè, thầy cô và nhất là sau khi tiếp xúc với những đại diện giáo dục từ bên Anh, tôi đã bị thuyết phục và kiên định hơn với quyết định của mình.
15 giờ đồng hồ bay từ Việt Nam sang khiến tôi không khỏi lo âu cho cuộc sống của mình sắp tới tại một môi trường hoàn toàn “Tây” và cả những cú shock văn hoá mà tôi hay nghe bạn bè kể lại. Và đúng là tôi bị shock thật khi đi trên đường phố London. Quả thật tôi không hề tưởng tượng được đây lại là một đô thị bậc nhất của thế giới vì nó quá cổ kính và u ám trong tiết thu.
Lần đâu tiên sang nước ngoài, mà lại đi sang hẳn Anh quốc, tôi những tưởng nó phải có nhiều toà nhà chọc trời như ở Mỹ hay Nhật. Sau này nghĩ lại, tôi vẫn thấy buồn cười vì sự ngây thơ của mình. Cú shock đầu tiên qua đi, nhưng tôi chờ mãi vẫn không thấy cú shock tiếp theo. Những ngày sau đó, tôi lại cảm thấy nơi này có một cái gì đó thật gần gũi và quen thuộc với mình. Tôi tự hỏi phải chăng những gì lâu nay mình tìm hiểu về Anh quốc đã ngấm vào trong con người mình. Điều duy nhất khiến tôi ngạc nhiên vẫn chỉ là chiếc xe buýt 2 tầng luôn chất đầy khách len lỏi trên đường phố chật hẹp của London và những anh cảnh sát thân thiện với chiếc mũ chóp đặc trưng luôn tươi cười. Tôi thật sự tận hưởng cảm giác này khi vào học và nhanh chóng trở nên thích nghi với cuộc sống mới.
Nơi tôi học vẫn là London, thành phố nổi tiếng nhất thế giới. Quả không ngoa khi nói London sở hữu nhiều tinh hoa của châu Âu và thế giới cùng với một nền văn hoá đa dạng của nhiều sắc dân : Anh, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Châu Phi _ Caribê, và cả Đông Âu nữa. Đi trên đường phố London, tôi có một cảm xúc thật kỳ lạ xen lẫn thú vị khi được nghe thấy và nhìn ngắm đủ mọi tiếng nói, màu da và những đặc điểm văn hoá đan xen. Cứ như tôi không phải ở Anh nữa mà là một nơi tụ hội của thế giới. London cũng là đất ăn học với nhiều trường đại học danh tiếng và đội ngũ sinh viên quốc tế đông đảo đang cố sức chạy đua học thêm, làm thêm để tồn tại trong môi trường đắt đỏ này. Tôi đặc biệt ấn tượng với những địa danh đã ăn sâu vào tiểm thức ngày xưa như công viên Hype Park, quảng trường Trafalga, điện Buckingham và đặc biệt là chiếc tháp đồng hổ Big Ben uy nghi bên bờ sông Thames cạnh khu Westminter Abbey. Thật khó mà quên khi lần đầu đặt chân đến nơi đây và tôi luôn dành những khoản thời gian rảnh cuối tuần lang thang khắp mọi ngóc ngách phố phường tìm hiểu cuộc sống. Ta thường biết rằng người Anh vốn rất nổi tiếng bởi phong cách phớt tỉnh Anglê của mình, và tôi cũng luôn tìm dịp để kiểm chứng điều này.
Tuy nhiên do ở London, nên tính cách người Anh ở đây cũng cởi mở và thân thiện hơn. Tôi thật sự ngạc nhiên vì phong cách lịch sự và câu “Xin lỗi” luôn ở cửa miệng của họ. Có người cho rằng điều đó trông có vẻ không thật, nhưng thực sự đó là một phần của văn hoá và nền giáo dục của người Anh. Nó cũng phần nào phản ánh cái ý thức cộng đồng văn minh mà họ đã xây dựng bao thế kỉ. Điều làm tôi ấn tượng hơn nữa không phải là sự sang trọng và náo nhiệt ở London mà là sự “lộn xộn có trật tự” nơi đây. Người ta nói người Anh có ý thức cộng đồng rất cao, nhưng chỉ khi đến London tôi mới thấy được điều này. London quả thực rất lộn xộn nhưng tôi vẫn có cảm giác như có một trật tự vô hình từ bên trên khiến những hoạt động ấy không chệch khỏi giới hạn của nó. Điều này thật khó miêu tả mà chỉ khi thực sự dấn thân vào bên trong chúng ta mới cảm nhận được. Elie Halevy, một nhà nghiên cứu gốc Pháp đã từng nhận xét: “Nuớc Anh là đất nước của sự tình nguyện tuân thủ, sự tổ chức mang tính tự giác”. Điều đó càng được chứng minh khi tôi tận mắt chứng kiến người Anh đoàn kết và tự giác chỉnh đốn mình sau biến cố nổ bom tháng 7.
15 giờ đồng hồ bay từ Việt Nam sang khiến tôi không khỏi lo âu cho cuộc sống của mình sắp tới tại một môi trường hoàn toàn “Tây” và cả những cú shock văn hoá mà tôi hay nghe bạn bè kể lại. Và đúng là tôi bị shock thật khi đi trên đường phố London. Quả thật tôi không hề tưởng tượng được đây lại là một đô thị bậc nhất của thế giới vì nó quá cổ kính và u ám trong tiết thu.
Lần đâu tiên sang nước ngoài, mà lại đi sang hẳn Anh quốc, tôi những tưởng nó phải có nhiều toà nhà chọc trời như ở Mỹ hay Nhật. Sau này nghĩ lại, tôi vẫn thấy buồn cười vì sự ngây thơ của mình. Cú shock đầu tiên qua đi, nhưng tôi chờ mãi vẫn không thấy cú shock tiếp theo. Những ngày sau đó, tôi lại cảm thấy nơi này có một cái gì đó thật gần gũi và quen thuộc với mình. Tôi tự hỏi phải chăng những gì lâu nay mình tìm hiểu về Anh quốc đã ngấm vào trong con người mình. Điều duy nhất khiến tôi ngạc nhiên vẫn chỉ là chiếc xe buýt 2 tầng luôn chất đầy khách len lỏi trên đường phố chật hẹp của London và những anh cảnh sát thân thiện với chiếc mũ chóp đặc trưng luôn tươi cười. Tôi thật sự tận hưởng cảm giác này khi vào học và nhanh chóng trở nên thích nghi với cuộc sống mới.
Nơi tôi học vẫn là London, thành phố nổi tiếng nhất thế giới. Quả không ngoa khi nói London sở hữu nhiều tinh hoa của châu Âu và thế giới cùng với một nền văn hoá đa dạng của nhiều sắc dân : Anh, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Châu Phi _ Caribê, và cả Đông Âu nữa. Đi trên đường phố London, tôi có một cảm xúc thật kỳ lạ xen lẫn thú vị khi được nghe thấy và nhìn ngắm đủ mọi tiếng nói, màu da và những đặc điểm văn hoá đan xen. Cứ như tôi không phải ở Anh nữa mà là một nơi tụ hội của thế giới. London cũng là đất ăn học với nhiều trường đại học danh tiếng và đội ngũ sinh viên quốc tế đông đảo đang cố sức chạy đua học thêm, làm thêm để tồn tại trong môi trường đắt đỏ này. Tôi đặc biệt ấn tượng với những địa danh đã ăn sâu vào tiểm thức ngày xưa như công viên Hype Park, quảng trường Trafalga, điện Buckingham và đặc biệt là chiếc tháp đồng hổ Big Ben uy nghi bên bờ sông Thames cạnh khu Westminter Abbey. Thật khó mà quên khi lần đầu đặt chân đến nơi đây và tôi luôn dành những khoản thời gian rảnh cuối tuần lang thang khắp mọi ngóc ngách phố phường tìm hiểu cuộc sống. Ta thường biết rằng người Anh vốn rất nổi tiếng bởi phong cách phớt tỉnh Anglê của mình, và tôi cũng luôn tìm dịp để kiểm chứng điều này.
Tuy nhiên do ở London, nên tính cách người Anh ở đây cũng cởi mở và thân thiện hơn. Tôi thật sự ngạc nhiên vì phong cách lịch sự và câu “Xin lỗi” luôn ở cửa miệng của họ. Có người cho rằng điều đó trông có vẻ không thật, nhưng thực sự đó là một phần của văn hoá và nền giáo dục của người Anh. Nó cũng phần nào phản ánh cái ý thức cộng đồng văn minh mà họ đã xây dựng bao thế kỉ. Điều làm tôi ấn tượng hơn nữa không phải là sự sang trọng và náo nhiệt ở London mà là sự “lộn xộn có trật tự” nơi đây. Người ta nói người Anh có ý thức cộng đồng rất cao, nhưng chỉ khi đến London tôi mới thấy được điều này. London quả thực rất lộn xộn nhưng tôi vẫn có cảm giác như có một trật tự vô hình từ bên trên khiến những hoạt động ấy không chệch khỏi giới hạn của nó. Điều này thật khó miêu tả mà chỉ khi thực sự dấn thân vào bên trong chúng ta mới cảm nhận được. Elie Halevy, một nhà nghiên cứu gốc Pháp đã từng nhận xét: “Nuớc Anh là đất nước của sự tình nguyện tuân thủ, sự tổ chức mang tính tự giác”. Điều đó càng được chứng minh khi tôi tận mắt chứng kiến người Anh đoàn kết và tự giác chỉnh đốn mình sau biến cố nổ bom tháng 7.
Nghe lời khuyên của giáo sư trong trường, tôi cũng tận dụng những dịp nghỉ để thăm thú những vùng khác ở nước Anh. Nếu như London nhộn nhịp bao nhiêu thì những vùng bên ngoài lại yên tĩnh bình lặng bấy nhiêu. Phải đi ra ngoài London tôi mới thực sự thấy thế nào là đặc trưng văn hoá Anh. Tôi đã đi qua những thành phố nhỏ thật xin xắn và cổ kính nơi thú vui duy nhất vẫn là làm vườn và tụ tập trong quán rượu. Thật khó mà quên được cảm xúc khi đi ngang qua những vùng đồng cỏ xanh phía Bắc nước Anh với những đàn cừu hiền lành gặm cỏ, khi đi dọc theo dòng sông để nhìn ngắm khung cảnh thanh bình cổ kính của Cambridge, Oxford, hay thậm chí khi dừng chân tại một quán rượu nhỏ chỉ đề biết thế nào là văn hoá pub[1], được nghe giọng nói mang đặc âm sắc địa phương của người dân. Biển ở Anh cũng không đẹp như Việt Nam, nhưng lại mang một nét giản dị riêng với bờ biển đầy sỏi và cuội.
Một năm học của tôi qua đi thật nhanh. Tôi thấy mình thật may mắn khi được học tập trong một môi truờng giáo dục chất lượng cao ở Anh với hệ thống thư viện tài nguyên hiện đại và bất tận và đội ngũ giáo sư tài năng. Nơi đây người ta không dạy sinh viên học một cách đơn thuần mà là cách tư duy và mạnh dạn với lựa chọn hướng đi của mình. Cũng như những sinh viên khác kể cả người bản xứ, tôi đã phải rất cố gắng lắm mới bắt kịp được tốc độ và khối lượng kiến thức khổng lồ trong chương trình. Quả thật đó là một quá trình căng thằng vì ở Anh, sinh viên phải học ép chương trình trong một năm hơn nữa chúng tôi đều phải đi làm thêm để duy trì cuộc sống. Tuy nhiên khi hoàn thành chương trình rồi, mọi người ai cũng cảm thấy tự hào vì mình đã nỗ lực vượt qua được một sức ép to lớn - một điều thực sự có lợi cho cuộc sống và công việc sau này vốn cũng đầy áp lực.
Tôi rời nước Anh thầm tiếc nuối vì mình chưa thề đến được nhiều nơi hơn để tìm hiểu cho kỹ cuộc sống của đảo quốc sương mù. Tuy nhiên, với tôi, cuộc sống một năm nơi đây cũng đã quá đủ để làm cho hình ảnh nước Anh trong tôi được hoàn thiện. Dẫu biết là khó có ngày trở lại nhưng tôi vẫn thầm mong, một ngày nào đó, tôi lại được bước trên chiếc cầu London Bridge, được thả mình theo dòng sông Thames mà tận hưởng cảm xúc quen thuộc ngày nào.