Tuesday, 05/06/2012, 19:07 GMT+7
Báo cáo kiểm toán gần đây cho thấy trường đại học Tasmania chưa có cách thức phù hợp để duy trì và đảm bảo tiêu chuẩn tiếng Anh ở các cơ sở nước ngoài. Theo kiến nghị của bên kiểm toán, trường cần có sự giám sát một cách độc lập và có hệ thống để giải quyết vấn đề này.
Cũng theo kết luận kiểm toán, UTAS chưa có hệ thống cơ chế đồng bộ để đánh giá những tiêu chuẩn tiếng Anh trong nước có phù hợp với điều kiện ở nước ngoài hay không, hay các tiêu chuẩn hiện tạị đang vận hành song song với các chương trình ở nước ngoài liệu có đưa lại hiệu quả trong việc nâng cao trình độ tiếng Anh cho sinh viên không.
Tất cả sinh viên đang tham gia các chương trình của UTAS ở Trung Quốc phải hoàn tất một năm khóa tiếng Anh kinh doanh. Sinh viên học chương trình này cần đạt điểm số IELTS tối thiểu là 5.5 nhưng không có bài test chính thức nào mà chỉ có đội ngũ giáo viên IELTS tiến hành kiểm tra định kỳ.
Do vậy trong thời gian tới trường nên tổ chức kiểm tra định kỳ một cách độc lập để đánh giá trình độ tiếng Anh cả đầu vào và đầu ra cho các chương trình của mình
Trường UTAS cũng đã công nhận trường đang gặp một số vấn đề về việc duy trì các tiêu chuẩn tiếng Anh ở Trung Quốc nhất là ở đại học Chiết Giang. Ở đây đang thiếu đội ngũ giáo viên thích hợp.
Nhưng trường tin tưởng rằng các vấn đề trên sẽ được giải quyết thành công sau cuộc hẹn làm việc với nhà cung cấp dịch vụ giảng dạy tiếng Anh mới ở ZUT.
Phó hiệu trưởng trường UTAS, Sue Kilpatrick, cho hay trường Bà đang nỗ lực để đưa ra kế hoạch “Nâng cao chất lượng” và thực hiện trong thời gian sớm nhất. Bài test trình độ tiếng Anh độc lập sẽ là công cụ để đo lường kết quả, chất lượng của một quá trình. Và trường sẽ xem những kiến nghị của TEQSA như một phần trong kế hoạch cải tiến.
Ở trường đại học công nghệ Queensland, một số du học sinh nước ngoài ở các chương trình nghiên cứu sau đại học có điểm số tiếng Anh thấp hơn điểm thi đầu vào. Báo cáo kiểm toán TEQSA cho thấy trường QUT cũng đang tăng cường nâng cao chất lượng tiếng Anh cho sinh viên.
Giáo sư Paul Burnett, trưởng khoa nghiên cứu của QUT cho biết khi so sánh kết quả các bài test thử nghiệm với kết quả IELTS của 39 sinh viên thì có 18 người đạt điểm số cao hơn khi tốt nghiệp còn 6 người có điểm số thấp hơn. Nguyên nhân ở đây có thể là những sinh viên này thường xuyên làm việc với các đề tài nghiên cứu chuyên ngành kỹ thuật với những đồng môn, người giám sát và các chuyên gia có cùng một xuất xứ nên họ ít có cơ hội giao tiếp tiếng Anh.
Để giải quyết những vấn đề này, QUT đã bổ nhiệm Giáo sư Acram Taji làm giám đốc nghiên cứu quốc tế sau đại học nhằm tạo điều kiện cho sinh viên nghiên cứu nước ngoài có nhiều cơ hội cải thiện trình độ tiếng Anh.
Giáo sư Taji cho hay “QUT là trường đại học duy nhất có vị trí chuyên trách về vấn đề này. Đây là đại diện cho hình mẫu mới đầy tiềm năng và mang tính thực tiễn cao của nền giáo dục đại học Úc”.
Theo The Australian