HCM CITY
0905.756.099
DA NANG CITY
0938.457.499

Languages

1001 cách tiết kiệm chi tiêu của du học sinh

Friday, 25/11/2011, 01:50 GMT+7

altChẳng còn xa lạ cái cảnh sinh viên đi học xa nhà vay chỗ nọ, mượn chỗ kia. Đấy là “chuyện thường ngày” ở Việt Nam. Còn ở một đất nước xa lạ, một nền kinh tế khác biệt rất nhiều với quê hương và sự hỗ trợ tài chính của gia đình không dễ dàng như trong nước, các bạn du học sinh sẽ xoay xở bằng cách nào?

 

“Như bị cướp mất tiền”

Chi phí cho việc ăn ở là nhu cầu thiết yếu nhất: tiền trọ hàng tháng, tiền ăn mỗi ngày, chi phí đi lại… Thậm chí, trước khi cho con đi du học, các bậc phụ huynh đã cẩn thận đăng kí chương trình hỗ trợ du học và trả phí cho bữa ăn chính hằng ngày của con… nhưng các bạn du học sinh vẫn phải trích quỹ tiền hàng tháng của mình cho bữa ăn sáng, bữa ăn phụ, và cả những dịp ăn uống với bạn bè.

“Tớ ở cùng bốn bạn khác, vậy mà mỗi tháng mỗi đứa vẫn phải chi tới 115 USD cho tiền thuê nhà. Luân Đôn thật sự là một thành phố đắt đỏ”, Lê Hoài Ngân bùi ngùi chia sẻ. Còn cô sinh viên Nguyễn Kim Anh vừa mới chân ướt chân ráo bước vào cổng trường đại học Ohio, đã được bố mẹ gửi gắm vào một gia đình bản địa, đảm bảo cho cô những bữa ăn đầy đủ trong ngày, thế nhưng cô vẫn phải trả thêm cho chủ nhà 100 USD mỗi tháng để được ăn uống “đầy đủ” hơn.

Tất nhiên, kèm với nhiệm vụ chính là học tập thì chi phí cho đồ dùng học tập, khóa học, học phí mỗi kì cũng không kém phần… nan giải. Có rất nhiều sinh viên giống như trường hợp của Tuấn Long, tham gia những khóa học mà chi phí của chúng còn vượt xa cả tiền thuê nhà: “Vì nhu cầu học tập, tớ tới Uruguay để học tiếng Tây Ban Nha. Thời gian học chỉ 2 tháng thôi nhưng học phí “ngốn mất” 125 USD mỗi tuần”. 

alt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngay cả việc đi lại hàng ngày từ nhà đến trường, nhu cầu đi lại trong thành phố cũng chưa bao giờ là… “free”. Có nhiều lựa chọn cho phương tiện đi lại để phù hợp với túi tiền của mình, có thể là xe đạp, xe bus hay lựa chọn tàu điện ngầm. Nam Phương chia sẻ: Mình đi học bằng xe điện ngầm trong thành phố nên chỉ mất 50 euro, còn nếu ra ngoài phạm vi thành phố thì phí sẽ tăng lên gấp đôi”.

Chi phí cho thông tin liên lạc như điện thoại, internet, khám sức khỏe, bảo hiểm y tế, thuốc thang khi đau ốm, bệnh tật. Đặc biệt, chứng bệnh “lạ nước” rất dễ xảy ra khi sinh viên bắt đầu tiếp xúc với một môi trường hoàn toàn mới. Những hình thức giải trí hàng ngày, hàng tuần như đi xem phim, xem ca nhạc, thăm bảo tàng, tổ chức tăm quan, dã ngoại… cũng phải cần tiền để mua vé.

Thu Trang từng hoảng hồn khi mới đặt chân đến Đan Mạch được 2 tháng mà số tiền bố mẹ cho để tiêu vặt trong 6 tháng đã không cánh mà bay. Tưởng mình bị mất tiền, cô nàng bỏ ra cả ngày để thống kê lại các khoản chi lớn và tá hỏa vì con số khổng lồ. Một năm sau, Thu đã đi làm thêm và bắt đầu có thói quen tiết kiệm. Cô lại đau đầu trước quyết định có nên tiêu số tiền tiết kiệm suốt 10 tháng trời của cô vào chuyến đi dã ngoại 3 tuần với các bạn trong lớp hay không? Đến khi thỏa mãn với chuyến đi rồi mà cô vẫn bàng hoàng không biết mình có hoang phí quá không?!! 

altLập kế hoạch chi tiêu khoa học

Càng trưởng thành, con người càng phải đối mặt với danh sách các khoản chi dài mãi, dài mãi… Vì thế, hãy tạo cho mình “thuốc chống sốc” bằng cách nghiêm khắc thực hiện chi tiêu cho những việc thiết yếu, không thể trì hoãn, như tiền nhà, tiền ăn, tiền học, đặt chúng theo thứ tự ưu tiên trong những thứ phải chi…

Một số du học sinh đã tỏ ra năng động hơn khi sớm tìm cho mình một việc làm thêm phù hợp với sở thích, khả năng, thời gian để hỗ trợ cho sinh hoạt hàng ngày. Có rất nhiều việc làm thêm, việc làm thêm vào mùa hè cũng có thể lên tới 50 USD mỗi ca, vậy là đủ cho tất cả chi phí sinh hoạt một ngày. Nguyễn Kim Anh, du học sinh Úc tự hào cho biết: “Tôi bắt đầu làm thêm từ khi bắt đầu sang đây, công việc cũng phong phú, từ việc làm trợ lí cho các lớp học Yoga đến việc lau dọn nhà cửa, trông trẻ… Làm thêm không chỉ giúp tôi kiếm thêm thu nhập mà tôi còn thấy mình trưởng thành và sống tự lập hơn”.

Thùy Trang, du học sinh Mỹ thì cho biết: “Mình đã thử không mua nước và soda từ máy bán nước tự động của trường nữa và thấy rằng có thể bỏ ra được 35 USD mỗi tháng”. Còn bạn của Trang – Minh Anh thì không thể từ bỏ thói quen uống soda như Trang nhưng cậu ta cũng thật khôn ngoan và biết tính toán: “Hầu hết quỹ tiền của tớ phải chi vào đồ ăn và bữa trưa ở trường, Tớ thường mua liền 24 hộp soda và dự trữ chúng trong tủ để dùng dần. Như vậy là tiết kiệm được nửa USD mỗi hộp so với việc mua từ máy tự động ở trường”.

Nhiều du học sinh lại tăng thêm “thu nhập” bằng cách tìm kiếm học bổng từ các trương trình hỗ trợ sinh viên của địa phương hay từ chính ngôi trường đang học tập. Một cách tiết kiệm khác đơn giản là mỗi tuần bạn dành vài đô-la cho sổ tiết kiệm cá nhân và chỉ dùng tới trong trường hợp rất cần thiết… Nếu tạo cho mình một thói quen và phương pháp tiết kiệm phù hợp thì các bạn du học sinh sẽ không còn đau đầu vì “viêm màng túi” nữa.

Nguồn Vietbao


Written : Admin

Search date :